“Hãy xây dựng hình ảnh của mình, phong cách giao tiếp, kỹ năng thiết kế trình bày với những nguyên tắc thẩm mỹ Zen (Thiền) của Nhật Bản. Sự duyên dáng, đáng tin và hiệu quả sẽ là những nhìn nhận mà mọi người sẽ dành cho bạn.”(Edward de Bono_“Sắp xếp lại tư duy để thay đổi khái niệm và nhận thức.”)
Những nguyên lý thẩm mỹ Zen không phải là một bài tập quá nghiêm ngặt, nhưng đòi hỏi bạn phải luôn nghĩ về nó trong các hoạt động hàng ngày. Điều đó, tương tự Tư duy sáng tạo - một chương trình đào tạo rất hay và có hiệu quả ở Nhật Bản. Mô hình đào tạo này đã được nhân rộng ra nhiều nước trên thế giới. Tại Việt Nam, khóa học Tư duy sáng tạo được triển khai miễn phí với mong muốn đem đến cho giới trẻ Việt Nam 1 góc nhìn mới về mọi sự việc, kích thích não bộ phát triển và hoạt động hiệu quả hơn.
Thật hoàn hảo nếu bạn áp dụng 10 nguyên tắc thẩm mỹ Zen để áp dụng thực hành với 10 buổi học từ khóa học Tư duy sáng tạo. Garr Reynolds, tác giả cuốn sách “Thuyết trình theo phong cách Thiền” chia sẻ rằng, ứng dụng nhuần nhuyễn các nguyên tắc này bạn sẽ có được Cái đẹp, Niềm tin và Hiệu quả.
Kanso. Bỏ đi sự lộn xộn và diễn đạt ý tưởng một cách đơn giản. Áp dụng: quan sát mọi sự vật, mọi việc 1 cách đơn giản nhất để phát hiện ra những thành tố trong nó.
Fukisei. Sử dụng sự bất đối xứng hoặc sự bất thường để tạo nên sự cân bằng. Áp dụng: suy nghĩ khác đi về mọi vật, mọi việc. Tự đặt ra câu hỏi: tại sao? Khác đi có được không?
Shibui. Nói giảm và không phức tạp hoá. Áp dụng: đặt ra câu hỏi đơn giản, dễ hiểu, trực quan nhất để đánh thức sự sáng tạo của mình và người khác. Hãy chọn đề tài mà người khác yêu thích nhất và nói về nó.
Shizen. Miêu tả một cách chân thật, không giả dối và nhân tạo. Áp dụng: chia sẻ cảm nhận, suy nghĩ một cách chân thành nhất. Và bạn cũng sẽ nhận được điều tương tự. Đó chính là cách kích thích sự sáng tạo.
Yugen. Sử dụng những gợi ý tinh tế và mang tính hình tượng, chứ không bộc bạch. Áp dụng: đặt cảm xúc và câu chuyện của bạn và kể chuyện chạm vào tâm hồn người nghe, thay vì phải ép họ phải lắng nghe và phát chán. Có thể trình bày câu chuyện bằng cách sử dụng hình ảnh có tính gợi mở.
Datsuzoku. Chuyển hoá thói quen, công thức và tập tục lâu đời. Áp dụng: nhìn mọi thứ từ các góc độ, tầm nhìn khác nhau, "nhìn" theo những cách không bị hạn chế bởi thói quen, bởi phong tục, bởi tiêu chuẩn... kế thừa và đổi mới mọi vật, mọi việc theo cách bạn muốn. Dám nghĩ khác đi. Dám làm khác đi.
Seijaku. Đạt được sự tĩnh lặng và trầm tĩnh đầy năng lượng. Áp dụng: liệt kê ra sự vật, sự việc và những điều bạn mong muốn về chúng. Nhận ra sự liên quan giữa chúng sẽ tạo động lực cho bạn thực hiện.
Wa. Thể hiện sự hài hòa, cân bằng và tránh sự áp đặt. Áp dụng: suy luận và tổng hợp các vấn đề, từ đó nêu ra 1 loạt các phương pháp, hoà hợp để đạt được lợi ích tốt nhất.
Ma. Tạo ra một khoảng trống, khoảng không gian hoặc sự tĩnh lặng để đưa ra tiêu điểm. Áp dụng: tư duy ngược, đặt câu hỏi ngược lại cho mỗi phương pháp.
Yohaku-no-bi. Đề cao cái đẹp của những ngụ ý, thâm ý và những gì không được bày tỏ. Áp dụng: nhìn nhận mọi việc theo hứng tích cực. Mọi thứ đều có lý do và đều có mặt tốt của nó.
Và đừng quên nguyên tắc thứ 11 mới được thêm vào chuỗi từ vựng về những nguyên tắc của Nhật Bản trên: bullshitake, danh từ, nghĩa là kết quả của sự lan truyền những lời nói dối, dữ liệu không chính xác và những kết luận vô căn cứ- một cách hồ đồ. Sáng tạo là gì? Chỉ đơn giản là luôn luôn nói thật làm thật, dám nghĩ dám làm.
LYNE
0 nhận xét:
Đăng nhận xét